>

Những thông tin bạn nên biết về chim yến và tổ yến

Ngày nay tổ yến được biết như một loại thực phẩm dùng để bồi bổ sức khỏe, làm đẹp, chống lão hóa. Như chúng ta đã biết, tổ yến đươc hình thành từ nước bọt của loài chim yến nhưng ít ai biết được chim yến sinh sống và tồn tại như thế nào? Sau đây là những thông tin mà bạn nên biết về chim yến.

1. Chim yến ăn gì?

Cho đến trước năm 1970, người ta vẫn chưa biết rõ chim yến ăn gì. Ở Việt Nam , Nhật và Trung Quốc cho là chim ăn cá, rong rêu, sò…và mửa ra các chất không tiêu hóa được để làm tổ,người Malaysia cho rằng chim yến tắm và ăn những sinh vật trong nước biển.

Ở Việt Nam, từ 1982 các nhà khoa học đã phân tích mồi ăn thu từ miệng chim yến mẹ mớm cho con non là chim yến mẹ ăn con trùng nhỏ bay trong không trung. Thực hiện mổ kiểm ngiệm chim yến bắt ở các đảo yến Khánh Hòa xác nhận là xác con trùng giống với thành phần xác con trùng mà chim mẹ mớm cho chim non ăn mồi.

Tỷ lệ thành phần thức ăn thay đổi theo từng tháng, từng năm và thay dổi tỷ lệ của các nhóm côn trùng bay trong không khí.

Chim yến kiếm ăn chủ yếu ở độ cao 5-50m,thường 0-50m.

Chim yến kiếm ăn từ 5 giờ sáng và có thê đến 20 giờ tối mới về. Chim yến kiếm ăn 15 giờ mỗi ngày và có thể bay xa tới 300km để kiếm mồi.

Chim non ở tổ được mớm cho ăn 3 lần/ngày, mỗi cục mồi nặng 0,6-1 gr gồm 250-300 con trùng nhỏ.

2. Khả năng định vị của chim yến

Ở trong hang sâu có hàng vạn chim, hàng ngàn tổ yến. Ở trong nhà yến không ánh sáng có hàng trăm, hàng ngàn chim và tổ yến, mỗi tổ cách nhau vài mm.
Chiều tối hàng vạng chim bay về và chỉ trong vài phút chúng đã tìm đến tổ chui vào, không va chạm vách đá không va chạm tường nhà, cầu thang và ván ngăn.

Theo Medway và Pye (1977), chim yến phát ra âm thanh nghe được gọi là âm dội để dò đường. Âm dội có hai xung liên tiếp, mỗi xung là 1-2 ms sung thứ hai có biên độ cao hơn xung thứ nhất, khoảng cách giữa các tiếng “cạch, cạch” là 60-178 ms.

Mỗi con chim có đỉnh tần số âm thanh khác nhau nên khi nhận được âm dội chúng có thể xác định âm dội nào là của chính mình. Chim phát ra âm dội gặp vật cản sẽ dội lại để chim nghe và “thấy” được vật cản trước mắt và tránh đi.

Khi bay về nơi trú ở, chim phát ra âm thanh tìm tổ và vì mỗi tổ có 1 cấu trúc riêng biệt do một đôi chim tạo ra nên sẽ cho ra âm dội phản hồi đặc trưng và chỉ có chim làm ra tổ đó mới nhận biết tổ của mình.

Chỉ có chim yến hàng mới phát âm dọi dò đường, những loài chim yến khác làm tổ nơi có ánh sáng thì xác định phương hướng bằng mắt.

Âm thanh của chim yến tổ trắng khác với chim yến tổ đen phát âm thanh dội chỉ gồm có bọn xung điện với các xung tách biệt nhau khoảng 4-8 xung trong khoảng 20=25 ms.

Chim yến C. vanicorensis có thể tránh được những vật cản nhỏ có đường kính trên 3,2 mm.

Chim yến tổ trắng C. fuciphaga tránh được vật cản có đường kính trên 10 mm nên không có khả năng bắt mồi trong bóng tối mà chỉ có thể tránh vật cản khi bay trong bóng tối, ban ngày khi bay chim có thể ăn được những côn trùng bay trong không khí có kích thước nhỏ dưới 3 mm.

3. Chim yến xây tổ như thế nào?

Tổ yến hay yến sào là một loại thực phẩm dược phẩm nổi tiếng do chim yến C.fuciphaga và C. maxima làm nên. Được xem là món cao lương mỹ vị ở các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên, Trung Quốc, Việt Nam và nhiều quốc gia khác. Tổ yến được chia làm hai loại:

3.1 Tổ yến hoang trong hang động

Khai thác tổ của các loài chim yến sống trong các hang động là chim yến C.Fuciphaga và C Maxima. Do tính chất nguy hiểm của việc lấy tổ yến và một vài diểm chuyên biệt nên loại tổ yến này có giá trị cao nhất so các loại tổ yến khác.
Tổ yến trong hang động,với những diều kiện tự nhiên thường có hình dạng giống như những cái chén trà, thân dày và chân cứng. Chân tổ yến cứng để có thể gắn chặt vào tường vì các hang động thường có độ ẩm cao.
Tổ yến loại này được tìm thấy ở Việt Nam, Thái Lan, Malaysia Và Indonesia.

3.2.Tổ yến trong nhà

Tổ yến do các loài chim yến C.fuciphaga và C.maxima trú sống trong các nhà nuôi yến làm ra. Việc nuôi chim yến đòi hỏi vốn đầu tư lớn, thời gian dụ chim lâu dài và đặc biệt là không thể cho chim yến ăn bằng thức ăn nhân tạo vì bản thân chim yến chỉ có thể bắt ăn côn trùng khi đang bay.

3.3 Chim yến xây tổ

Các loài chim yến cho tổ ăn được, xây tổ bằng nước bọt tiết ra từ tuyến bọt nằm dưới lưỡi của chim. Cặp tuyến này phát triển mạnh trong thời gian làm tổ, sau đó xẹp xuống. Cặp tuyến này có kích thước cực đại vào tháng 3-4 và thấp nhất vào tháng 8-12.

Khi vào mùa sinh sản, những đôi bạn chim yến chọn cho mình một chỗ thích hợp trên vách hang hay tấm ván để xây tổ. Vị trí này được giữ cố định trong nhiều năm trong suốt cuộc đời của đôi chim yến nếu như không có những biến động môi trường sống hay bạn chim bị chết.

Tổ yến thường do chim đực xây dính vào thành hang đá hay ván gỗ.

Chim làm tổ về đêm vì ngày đi kiếm mồi ăn. Tuyến nước bọt phát triển, cơ hàm ép vào tuyến làm nước bọt tiết ra, chim yến dùng lưỡi đẩy nước bọt ra khỏi miệng kéo thành sợi và quẹt qua quẹt lại lên vách hang hay ván để định hình.

Khi tiết nước bọt, chim nhắm mắt, lắc đầu và xù lông thân vài lần rất vất vả. Nước bọt gặp không khí khô lại sau 2-3 giờ.

Qua nhiều đêm nền tổ được hình thành, chim đeo lên nền tổ tiếp tục xây. Khi nền tổ đã lớn, chim nằm vào trong lòng nền tiếp tục quét nước bọt lên mép tổ, sau đó đu hình lên vách đá hay tấm ván, mép tổ rồi chút đầu xuống quẹt nước bọt vào lòng tổ tạo 1 lớp xốp như xơ mướp bao gồm nhiều phiến mỏng được dệt từ nhiều sợi tơ bằng nước bọt chim yến và bện vào nhau cho đến khi tổ tạm hoàn tất và chim sắp đẻ.

Trong khi đẻ trứng, chim vẫn tiếp tục làm tổ có thể cao thêm 1-2 mm.

Chim làm tổ lần đầu phải mất 4 tháng, làm tổ lần 2 hoặc lần 3 chỉ một tháng.

Một đêm chim làm được khoảng 1 mm mép tổ với khoảng 0,13-0,15 gr nước bọt tiết ra.

Tổ yến hình dạng như một nữa chiều dọc của chén uống trà. Tổ chim làm lần đầu nặng 7-15 gr, lần hai nặng 5-10 gr và nhỏ nhẹ dần ở các lần sau.

Tổ yến thường được chim làm độ dài gốc tổ xong trước, độ dài mép tổ và độ dày đạt kích thước tối đa khi chim được 30% số tổ.

Tổ yến có màu trắng, màu hồng và cả màu đỏ tươi.

Tổ màu hồng hay màu đỏ tùy thuộc môi trường nơi chim làm tổ, hoàn toàn không phải do chim tạo ra bằng việc bị xuất huyết máu tan vào nước bọt.

Tổ yến hoang dã ở khánh hòa thường nhỏ hơn tô yến Bình Định và Đà Nẵng. Sự khác biệt này liên quan đến kích thước của chim. Chim yến ở Đà Nẵng nặng 14,5 gr lớn hơn chim ở Khánh Hòa 1,5 gr.

Kích thước tô yến biến dổi hàng năm tùy thuộc nhiều yếu tố như mùa vụ, lượng mồi ăn.

Bình thường một hang yến hay nhà yến có khoảng 2.000-3.000 tổ thì mật độ tổ yến là 110-130 mm/tổ, càng ít tổ thì mật độ làm tổ thưa rộng ra.

(ST)

tác dụng của tổ yến chưng đường phèn tác dụng của tổ yến với trẻ em tác dụng của tổ yến đối với người già tác dụng của tổ yến đối với phụ nữ tác dụng phụ của yến sào ăn yến sào bao lâu thì có tác dụng ăn yến sào có đẹp da không
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
binh-luan

oridway

13 June, 2022 12:38 PM
Nmusks https://newfasttadalafil.com/ - Cialis Dxuapn vasoconstriction Unorvy viagra en ninos Cialis Bronzm https://newfasttadalafil.com/ - cialis online no prescription