Men gan tăng cao nếu không được điều trị sẽ dẫn tới viêm gan, xơ gan. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp phục hồi và tái sinh nhanh hơn, tăng cường chức năng miễn dịch, thúc đẩy hồi phục chức năng gan.
Những thực phẩm nên ăn khi men gan tăng
Người bị men gao cao cần có một chế độ ăn cân bằng giữa chất béo bão hòa và chất xơ. Nên bổ sung vitamin A từ các loại thực phẩm như gan động vật, cà rốt, hẹ, sữa bò, lòng đỏ trứng, rau muống, rau chân vịt, bắp cải…
Ăn nhiều các thực phẩm giàu vitamin B1, B2, B6 như: mạch nha, giá, đậu, lạc, rau xanh, hoa quả…., Hạt kê, đậu nành, trứng, sữa…,
Bổ sung thêm ớt ngọt, tỏi, rau cải, rau dền…. Là những thực phẩm giàu vitamin.
Khi tế bào gan bị tổn thương làm tăng men gan, giảm khả năng miễn dịch cơ thể. Protein là thành phần cấu tạo nên tế bào vì vậy ăn nhiều protein để phục hồi và tăng cường khả năng miễn dịch. Protein có nhiều trong thịt nạc, trứng, cá, các loại đỗ, rau xanh,…
Ngoài việc sử dụng các thực phẩm trên thì người bệnh cần bổ sung các sản phẩm chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên như: Cà gai leo, Diệp hạ châu, Mật nhân, Actiso là những dược liệu có tác dụng bổ gan, mát gan, giải độc gan, lợi mật. Tăng cường chức năng gan rất tốt cho người bệnh gan: men gan tăng cao, viêm gan, đặc biệt viêm gan B, xơ gan, gan nhiễm mỡ...
Những thực phẩm nên tránh khi men gan tăng
Người bị men gan tăng nên tránh các thực phẩm nhiều đường bởi đường có thể làm tích tụ tế bào hồng cầu trong vi huyết quản và tiểu cầu dẫn tới tắc nghẽn, ngoài ra đường cũng có thể gây mỡ gan.
Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ làm cho chất béo trong cơ thể tăng lên dễ gây gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ,…yếu tố làm tăng men gan.
Ngoài ra cần tránh các loại gia vị cay nóng như : ớt, hạt tiêu và các loại đồ uống có cồn, có ga vì nó sẽ khiến gan phải làm việc vất vả hơn khi đang bị bệnh, khiến tình trạng tăng men gan càng nặng hơn.
Bên cạnh chế độ ăn uống thì người bệnh cần chú ý nghỉ ngơi hợp lý, không nên thức khuya sau 22 giờ, tập thể dục nhẹ nhàng, không nên làm các công việc nặng nhọc.